Nhiều gia đình trẻ đang gặp phải các sai lầm nghiêm trọng trong quản lý chi tiêu dẫn đến cuộc sống gia đình luôn cãi vã, thậm chí là đổ vỡ trong hôn nhân. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính trong những gia đình? Các sai lầm nhỏ trong việc chi tiêu gia đình đôi khi rất dễ để bỏ qua. Tuy nhiên, nếu quản lý tài chính gia đình không tốt về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Dưới đây là các sai lầm về vấn đề quản lý tài chính bạn cần tránh.
Mục Lục
Không có kế hoạch rõ ràng
Bạn nghĩ: “Ôi, mới cưới mà, cứ thong thả một thời gian…” và cứ thế có đồng nào xào đồng ấy. Hệ quả tất yếu là sau năm đầu tiên chung sống. Rất nhiều đôi vợ chồng được tin chuẩn bị “lên chức” làm cha mẹ mới giật mình phát hiện không hề có quỹ dự phòng; không có tiền để dành cho tương lai của con. Vì vậy, để đảm bảo cho kinh tế của cả gia đình. Ngay sau khi cưới, hai vợ chồng nên thiết lập ngay kế hoạch tài chính. Hai bạn cần kiểm soát được chi tiêu và có những mục tiêu cụ thể để hướng đến.
Không có quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro
Cuộc sống không bao giờ phẳng lặng. Mọi sự cố bất ngờ đều có thể xảy đến như thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, đau ốm,… Chính vì vậy, khi chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình. Bạn cần xây dựng một quỹ dự phòng để có thể đảm bảo luôn dành cho con những gì tốt nhất trong cuộc sống. Kể cả nếu có những sự cố bất ngờ xảy ra.
Không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu
Nếu hai vợ chồng không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu. Người này sẽ luôn thấy “ấm ức”, “bực bội” với cách chi tiêu của người kia. Bạn cũng không thể tiết kiệm nếu chồng cứ vung tay quá trớn. Vì vậy, việc cần làm đầu tiên là hai vợ chồng cần thống nhất các khoản chi, các quỹ tiết kiệm gia đình. Ví dụ, nếu muốn có con, vợ chồng bạn cần lên kế hoạch lập quỹ dự phòng dành riêng cho con. Chẳng hạn chọn một gói bảo hiểm nhân thọ sẽ đồng hành với con từ khi còn trong bụng mẹ đến khi con trưởng thành.
Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Sau ngày cưới, hai vợ chồng cần bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính. Chẳng hạn: số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình (phù hợp với thu nhập từng người); hoặc giả sử chồng chi trả các khoản tiền thuê nhà, tiền điện nước thì vợ sẽ là người chịu trách nhiệm tiền chợ, tiền tiết kiệm,… Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu. Khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng bạn sẽ hoàn toàn bị động, chỉ biết “ngơ ngác nhìn nhau”.
Không giáo dục con cái về giá trị của tiền bạc
Trẻ nhỏ cần phải được biết về giá trị của tiền bạc cũng như cách thức tiết kiệm từ nhỏ. Tùy độ tuổi của con, bạn có thể biến việc này thành những trò chơi vui nhộn, sao cho bé tiếp thu được và hình thành các khái niệm: Vì sao phải tiết kiệm? Con có thể tiết kiệm bằng cách nào? Những cách tiết kiệm tiền vô cùng thú vị? Tiết kiệm tiền để giúp đỡ cho ai?
Không minh bạch trong chi tiêu
Sai lầm thứ ba mà nhiều gia đình gặp phải là người “tay hòm chìa khóa”. Quản lý tài chính gia đình cứ tự mình làm không ghi chép và minh bạch rõ ràng các nguồn tiền, tài sản, tài chính gia đình với bạn đời. Chính sự không minh bạch trong chi tiêu, quản lý tài chính gia đình sẽ làm nảy sinh sự nghi ngờ của đối phương với người “tay hòm chìa khóa”. Và từ sự nghi ngờ, không tin tưởng sẽ dẫn đến mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng.
Mua vật dụng mới thay cái cũ vẫn còn sử dụng tốt
Sẽ là không là vấn đề nếu như ngân sách gia đình bạn thoải mái, luôn dư dả; nhưng với những gia đình có ngân sách eo hẹp hoặc đang muốn tiết kiệm một khoản không nhỏ cho những dự định tương lai thì sự hào phóng trong mua sắm vật dụng gia đình sẽ làm hao hụt chi tiêu trong gia đình. Cách tốt nhất là hãy liệt kê những thứ cần mua sắm theo một kế hoạch rõ ràng.
Không đảm bảo nguồn tài chính cho việc học của con
Bạn cần bắt đầu xây dựng khoản tích lũy từ lúc mang thai hoặc khi con mới chào đời để đảm bảo cho con luôn có đủ điều kiện tối ưu duy trì việc học hành đến ít nhất 18 tuổi.
Kế hoạch tài chính dài hạn dành cho việc học của con thực hiện càng sớm càng hữu ích. Vì điều này giống như một tấm “áo giáp” giúp bạn bảo vệ con, bất kể cuộc sống biến động thế nào. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Các bậc cha mẹ trẻ thường chọn mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dài hạn. Như cách phòng xa an toàn và hữu hiệu, bảo đảm cho con có thể yên tâm theo đuổi ước mơ.
Các đôi vợ chồng trẻ ở Việt Nam cũng có thể tham khảo những sản phẩm bảo hiểm được thiết kế rất thiết thực. Sản phẩm bảo hiểm như một khoản tích lũy cho các con từ khi trong bụng mẹ cho đến khi con tốt nghiệp đại học. Quan trọng hơn, sản phẩm bảo hiểm còn là cách bảo vệ vững chắc cho tương lai của con. Kể cả trong những trường hợp có chuyện không may bất ngờ xảy đến với cha mẹ; trong khi các con chưa kịp trưởng thành.