Đau thắt lưng là một trong những cơn đau khá phổ biến gây đau nhức và suy giảm sức khỏe. Bệnh thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động quá sức, nâng vật nặng… và các bệnh lý liên quan khác. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường chủ quan và thiếu hiểu biết trong việc điều trị bệnh. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng về bệnh đau thắt lưng để các bạn cùng theo dõi. Cùng tìm hiểu thật kỹ để áp dụng cho bản thân và gia đình của mình nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh đau thắt lưng
Đau thắt lưng là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức đốt sống L1 đến nếp lằn mông. Đau thắt lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc. Phần lớn các cơn đau lưng dưới là kết quả của một chấn thương, như bong gân cơ hoặc do chuyển động đột ngột hoặc do sai tư thế trong khi nâng vật nặng.
Lý do dẫn đến những cơn đau thắt lưng?
Do nguyên nhân cơ học gây ra
- Do căng giãn dây chằng quá mức hoặc co thắt cơ đột ngột khi vận động quá mạnh, vận động sai tư thế hoặc chơi thể thao không khởi động kỹ.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Chấn thương cột sống.
- Lao cột sống.
- Trượt đốt sống.
- Vẹo cột sống.
Do một bệnh toàn thân gây ra
- Loãng xương.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Ung thư cột sống nguyên phát hoặc thứ phát.
- Bệnh lý thận: Sỏi thận, thận đa nang…
- Đau tủy xương.
- Bệnh nhiễm virus: Sốt siêu vi, sốt xuất huyết.
Phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng an toàn
Tùy vào nguyên nhân gây đau thắt lưng mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với nguyên nhân toàn thân khi điều trị các bệnh lý toàn thân thì triệu chứng đau lưng sẽ được cải thiện. Đối với các nguyên nhân tại chỗ có các phương pháp điều trị sau:
Sử dụng thuốc để trị đau thắt lưng
Các loại thuốc thường dùng để điều trị đau lưng gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc chống viêm Steroid.
- Thuốc bổ thần kinh.
- Thuốc giảm đau thần kinh.
Sử dụng các phương pháp vật lý
- Nghỉ ngơi tại giường, chườm lạnh trong giai đoạn cấp.
- Điều trị Vật lý trị liệu: hồng ngoại, quấn nóng paraffin, điện xung giảm đau, siêu âm, sóng ngắn, xoa bóp, kéo giãn cột sống, tập vận động cột sống.
- Mang áo nẹp hỗ trợ cột sống.
- Bơi lội.
- Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, làm việc, tránh bưng bê nặng.
Phẫu thuật để điều trị bệnh đau thắt lưng
Được bác sĩ cân nhắc chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa hoặc vật lý trị liệu không cải thiện. Sau một thời gian hoặc bệnh trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, áp dụng cho các bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trượt đốt sống, u rễ thần kinh.
Một số hậu quả mà cơn đau thắt lưng để lại
Đau thắt lưng cấp nếu không điều trị đúng cách sẽ tiến triển thành mạn tính. Bệnh nếu không điều trị gây đau đớn kéo dài, mất ngủ, suy giảm khả năng học tập, làm việc. Biến dạng cột sống, gù, vẹo, còng lưng. Đau lưng đơn thuần kéo dài có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Teo cơ lưng, cơ chân, rối loạn đại tiểu tiện, mất khả năng vận động và tàn phế suốt đời.
Sau khi điều trị có thể cải thiện đau thắt lưng không?
Trường hợp đau thắt lưng do căng cơ-dây chằng cấp tính có thể khỏi nếu tuân thủ điều trị và biết cách giữ gìn để không tái phát. Những trường hợp đau thắt lưng do các nguyên nhân khác nếu giải quyết triệt để được nguyên nhân sẽ khỏi. Nhưng thường thì khó có thể giải quyết triệt để nên điều trị giúp làm giảm triệu chứng đau thắt lưng, cải thiện chất lượng cuộc sống và có các biện pháp giúp ngăn ngừa đau thắt lưng gia tăng nếu tuân thủ tốt điều trị.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau thắt lưng hiệu quả?
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh ngồi lâu, gối cao.
- Tránh bưng vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột.
- Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, vận động.
- Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, tập GYM.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tật.
- Tránh béo phì.
Chế độ ăn uống thích hợp cho người đau thắt lưng
Các thực phẩm cần bổ sung
- Các thức ăn có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3 như cá hồi, các thu, cá trích, hàu, cá mòi.
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt.
- Ngũ cốc, đậu nành, đậu tương, đậu đỏ, gạo lứt, ngô…
Các thực phẩm gây hại cần tránh
- Thức ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích…
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…
- Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Xử lý nhanh các cơn đau thắt lưng như thế nào?
Các hoạt động cần thực hiện để xử lý cơn đau lưng:
- Đến các bệnh viện có uy tín để được khám tìm nguyên nhân và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
- Nằm trên mặt phẳng cứng.
- Nghiêng người, ngồi dậy từ từ khi muốn thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi.
- Làm việc nhẹ nhàng.
- Tập phục hồi chức năng phối hợp.
- Duy trì bài tập tại nhà theo hướng dẫn.
Các hoạt động cần tránh:
- Tránh nằm võng.
- Thay đổi tư thế đột ngột.
- Tránh lao động mang vác nặng.
- Tránh béo phì.
- Không tập quá sức.
- Không tập các bài tập trong đợt cấp.
- Không lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều, không tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ.
Trên đây là tổng hợp những điều cần thiết về bệnh đau thắt lưng cho các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm phòng bệnh trị bệnh hiệu quả. Đừng quên chia sẻ bài viết của chúng tôi cho người thân của bạn nhé.