Trẻ con bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì mà chúng nghe được từ bố mẹ. Có các câu nói của bố mẹ trong quá trình dạy con có thể khiến cho đứa trẻ trưởng thành. Nhưng cũng có những câu nói vô tình khiến cho trẻ cảm thấy nhụt ý chí và cảm thấy hoang mang về năng lực của bản thân. Bất cứ bố mẹ nào cũng đều muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất, mong con được lớn lên trong một môi trường vô cùng lành mạnh, thỏa sức sáng tạo. Để làm được những điều này, bố mẹ hãy tập ngay thói quen hàng ngày nói với con các câu nói dưới đây.
Mục Lục
Con có thể tin tưởng vào bố mẹ
Bất cứ khi nào bạn thấy con nghi ngờ bản thân hoặc muốn làm điều gì đó nhưng không đủ can đảm thực hiện. Vì không biết cách hoặc vì sợ hãi, hãy nhắc chúng rằng bạn ở bên con. Hãy cho con biết rằng chúng có thể tin tưởng vào bạn và có sự hỗ trợ của bạn nếu cần.
Trẻ em luôn cần cảm giác rằng chúng có thể trông cậy vào cha mẹ bất cứ khi nào gặp khó khăn. Bên cạnh việc củng cố sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Cảm xúc này cũng sẽ mang lại cho trẻ sự an toàn và tự tin hơn rất nhiều. Bằng cách học và thực hành niềm tin này khi còn nhỏ. Sự trưởng thành và phát triển của trẻ sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi trưởng thành, chúng phải đối phó với những tình huống khó khăn hơn.
Nói cho mẹ biết đi

Dù bạn bận, đừng nói với con rằng bạn không có thời gian cho chúng. Thời điểm con muốn chia sẻ điều gì đó với bạn là thời điểm tốt để cho chúng thấy bạn thực sự ở bên chúng. Nên tạm dừng việc bạn đang làm. Đối với bạn, đó chỉ là vài phút. Nhưng đối với con, điều đó có nghĩa là bạn quan tâm tới chúng; chúng có thể tin tưởng vào bạn.
Hãy lắng nghe thật kỹ, đừng chế nhạo câu chuyện của trẻ. Hoặc hạ thấp tầm quan trọng của câu chuyện trẻ nói. Nên thể hiện sự quan tâm và hào hứng với những gì chúng nói với bạn. Đây là cách lý tưởng để xây dựng giao tiếp với trẻ. Và củng cố lòng tin của chúng đối với bạn. Sau này, khi trưởng thành, trẻ sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và mối quan tâm của chúng với bạn.
Bố mẹ yêu con rất nhiều
Chăm sóc trẻ, trả tiền học hành, cho trẻ tham gia các lớp học thêm, mua cho chúng mọi thứ chúng cần,… là chưa đủ. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, ngoài việc thể hiện tình yêu thương với trẻ thông qua hành động. Chúng ta cũng nên thực hiện bằng lời nói.
Điều này giúp củng cố mối liên kết giữa cha mẹ và con cái, cải thiện giao tiếp trong gia đình. Ngoài ra, lời nói của cha mẹ cũng mang lại cho trẻ em sự tự tin và yên tâm. Bởi chúng cảm thấy được bao bọc bởi tình yêu thương. Từ đó, trẻ củng cố trí tuệ cảm xúc của mình, biết tôn trọng và lịch sự với người khác.
Con có thể tha lỗi cho bố mẹ không?
Con người ai cũng có thể mắc sai lầm, bố mẹ không là ngoại lệ. Vì thế, khi bạn sai, hãy xin lỗi. Khi trẻ thấy rằng cha mẹ, những “siêu anh hùng” trong mắt chúng, gạt cái tôi sang một bên và đề nghị sự tha thứ. Chúng sẽ nhận ra điều đó thực sự quan trọng như thế nào.
Nhiều trường hợp, cha mẹ không những không xin lỗi mà còn ép buộc con cái phải làm điều đó. Điều này gửi đến trẻ một thông điệp rất khó hiểu. Tốt nhất cha mẹ nên giải thích mình đã sai ở đâu, mình học được những gì. Để con bạn cũng có thể hiểu và áp dụng.
Bố mẹ tin tưởng con
Việc được cha mẹ tin tưởng khiến mọi đứa trẻ cảm thấy như thể có phép thuật. Khiến chúng thêm tự tin và quyết tâm làm công việc đến cùng. Đương nhiên, sự tin tưởng cha mẹ thốt ra không nên là lời nói dối. Nó cần dựa trên thực tế và có sự chính đáng. Nếu bạn thích nghe những điều này từ con yêu và bạn đời thì trẻ cũng vậy đấy. Đừng kiệm lời mà hãy nói cho trẻ biết tình cảm yêu thương của bạn dành cho trẻ nhiều như thế nào.
Bố mẹ hiểu cảm giác của con
Cụm từ này phản ánh sự đồng cảm và sự kết nối của cha mẹ với cảm xúc của con cái. Điều này truyền tới chúng thông điệp rằng chúng có thể tin tưởng vào sự hiểu biết. Và hỗ trợ của đấng sinh thành.

Trên thực tế, đối với cả trẻ em và người lớn. Việc biết rằng ai đó hiểu mình khiến chúng ta cảm thấy được hỗ trợ, từ đó tự tin hơn. Khi trẻ em cảm thấy không được hiểu, chúng trở nên thất vọng. Điều này dẫn đến cảm xúc tiêu cực, những hành vi hung hăng, nổi cơn thịnh nộ vô cớ, khóc lóc không kiểm soát và la hét.
Cứ khóc nếu con muốn
Khóc là một quá trình hoàn toàn tự nhiên mà cả trẻ em lẫn người lớn đều trải qua, trong những tình huống khác nhau. Yêu cầu trẻ không khóc là ép trẻ kìm nén cảm xúc. Đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không bao giờ học cách quản lý được cảm xúc.
Những cụm từ phổ biến như “hãy dũng cảm lên”, “đàn ông không được khóc”,… đều mang lại tác động tiêu cực. Vì vậy, điều tốt nhất bạn có thể làm là để trẻ bộc lộ cảm xúc. Lắng nghe chúng và đưa ra sự hỗ trợ phù hợp.
Bố mẹ tự hào về con
Đây là một cụm từ có sức mạnh cha mẹ nên sử dụng thường xuyên với con cái trong các tình huống cho phép. Nhằm khen ngợi nỗ lực của trẻ. Do đó, đừng tập trung vào kết quả trẻ đạt được. Hãy tập trung vào công việc trẻ đã làm. Quá trình trẻ đã trải qua cùng những chướng ngại trẻ đã vượt được. Tuy nhiên, những lời khen ngợi phải chính đáng và được đưa ra đúng lúc. Điều đó sẽ giúp con tự tin hơn và củng cố tích cực lòng tự trọng của chúng.
Ý kiến của con là quan trọng với bố mẹ
Lắng nghe ý kiến của những đứa con, liên quan tới các quyết định gia đình, sẽ giúp củng cố lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, khi là một phần tích cực của gia đình. Cuộc sống của người trưởng thành dựa trên việc đưa ra quyết định, vì vậy, việc phát triển khả năng này ngay từ khi còn nhỏ là cần thiết.
Vì vậy, bất cứ khi nào có cơ hội, hãy hỏi ý kiến của con, ví dụ con muốn làm gì, ăn gì… vào cuối tuần. Cha mẹ cũng có thể cùng con tranh luận quan điểm và nghe trẻ giải thích tại sao chúng nghĩ vậy. Để trẻ chia sẻ ý kiến cá nhân không chỉ có lợi cho con mà còn cho cả cha mẹ, vì thông qua đó, bạn hiểu góc nhìn của con mình.
Cảm ơn con rất nhiều

Lời cảm ơn mang ý nghĩa nói cho trẻ rằng bạn biết những gì trẻ đã làm, bạn đánh giá cao điều đó. Hãy cảm ơn trẻ trong các công việc hàng ngày chúng làm, khen ngợi và cảm ơn trẻ khi hành xử chừng mực, kiên nhẫn ở nơi công cộng… Đứa trẻ nào cũng mong muốn rằng mình là điều tự hào của bố mẹ. Hãy để bé biết được bạn yêu bé đến mức nào và không bao giờ chán cả khi phải ở bên cạnh bé cả ngày.
Không ai hoàn hảo cả
Nếu trong phòng tập thể dục, con bạn không tốt bằng bạn cùng lớp, nhưng trong môn toán học, các bé còn lại không tốt bằng trẻ, mẹ hãy nói cho trẻ biết không ai là hoàn toàn hoàn hảo để bé không thấy tự ti về chính mình. Trong các tình huống của cuộc sống, hãy cho con của bạn biết tất cả mọi người đều có thể mắc sai lầm, kể cả cha mẹ cũng thế.