Vào khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch đã va vào Trái Đất và kết thúc thời kì khủng long trên đại lục. Cuộc va chạm này đã gây nên vô vàn thảm họa thiên tai như chấn động, mưa axit, cháy rừng, sóng thần… và gây triệt tiêu gần như toàn bộ sự sống trên Trái Đất này. Tuy nhiên điều mà khiến nhiều người thắc mắc là tại sao một số loài chim lại vẫn có khả năng sống sót? Từ một bộ hóa thạch chim còn gần nguyên vẹn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, não trước lớn là lí do giúp các loài chim sống sót.
Mục Lục
Trong sự kiện khủng long tuyệt chủng nhưng vẫn có nhiều loài chim sống sót?
Khi tiểu hành tinh va vào Trái đất khoảng 66 triệu năm trước đã gây ra một loạt sự kiện kinh hoàng – sóng xung kích, cháy rừng, mưa axit, sóng thần, núi lửa phun trào và các điều kiện giống như mùa đông hạt nhân – tiêu diệt khoảng 80% các loài động vật. Trong khi khủng long bị tiêu diệt, một số loài chim vẫn sống sót.
Nhưng tại sao một số dòng chim lại tồn tại lâu dài. Trong khi những dòng khác lại bị diệt vong? Nghiên cứu mới về hộp sọ chim cổ đại cho thấy những loài chim sống sót có não trước; phần não quyết định sự thông minh của não bộ – lớn hơn so với phần não còn lại.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những loài chim sống sót là loài có vùng đại não (cerebrum) lớn hơn. Dù vậy, vẫn chưa rõ tại sao vùng này lại giúp loài chim sống sót. Vì nó chịu trách nhiệm cho rất nhiều quá trình. “Những con chim có đại não lớn hơn có thể thay đổi hành vi của chúng; đủ nhanh để theo kịp thay đổi môi trường”. Chris Torres, một nhà nghiên cứu Y học xương khớp Đại học Ohio, cho biết.
Bộ não lớn là lí do các loài chim vẫn sống
Dù không rõ chính xác làm thế nào mà não trước lớn hơn giúp các loài chim sống sót. Nhưng có thể liên quan đến tính linh hoạt trong hành vi. Những con chim có não trước lớn hơn có thể sửa đổi hành vi đủ nhanh để theo kịp tốc độ thay đổi của môi trường, trưởng nhóm nghiên cứu Chris Torres – nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Đại học Ohio (Mỹ) – chia sẻ với Live Science.
Xương chim rất dễ hư hỏng và ít khi được hóa thạch trong tình trạng tốt. Do đó, các nhà khoa học hiếm khi có cơ hội quan sát tốt vỏ đại não của chim cổ đại. Nhưng vài năm trước, các nhà nghiên cứu đã tìm được hóa thạch được bảo quản tốt của Ichthyornis. Một loài chim cổ đại có răng sống trong kỷ Phấn trắng. Trong một khối đá có niên đại 87 đến 82 triệu năm trước ở Kansas.
Torres và các đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT). Để tái tạo lại cấu trúc bộ xương và não bộ của Ichthyornis bằng kỹ thuật số. Phân tích về hình dạng cho thấy những loài chim cổ đại như Ichthyornis có bộ não “cổ lỗ sĩ”; não của nó giống não của khủng long hơn là não các loài chim sống hiện nay.
Torres thông tin thêm, não trước của những loài chim ngày nay lớn hơn so với não trước của các loài chim và khủng long cổ đại, sống ngay trước cuộc tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn Trắng. Chúng ta có thể suy luận rằng, chim hiện đại đã kế thừa bộ não lớn từ các loài chim sống sót.