Trong cuộc sống gia đình, có những lúc chúng ta bị các áp lực từ công việc, những mối quan hệ, áp lực bởi tài chính,… khiến cho chúng ta thật sự cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Những lúc đó, chúng ta luôn muốn được nghỉ ngơi hay yên tĩnh một mình. Nhưng con cái có thể quấn lấy mình, đòi bố mẹ chơi cùng với con hay đơn giản chỉ là hỏi han một vài điều gì đó thôi. Vì quá cảm thấy mệt mỏi mà có thể chúng ta đã nổi giận, vô cớ la rầy con, thậm chí là đánh con khiến cho con khóc. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể xoa dịu được sự tổn thương này? Nếu bố mẹ hối hận vì đã đánh con, hãy làm ngay các điều sau đây nhé!
Mục Lục
Áp lực do đại dịch
Đánh trẻ không bao giờ là một hình thức kỷ luật được khuyến khích. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này vẫn xảy ra. Đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng khi đại dịch bùng phát. Trước nỗi sợ hãi, giãn cách xã hội và khó khăn về kinh tế. Xung đột tại các gia đình ngày một tăng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) nhận thấy, căng thẳng do đại dịch đã ảnh hưởng đến các gia đình. Đại dịch cũng gây ra nhiều vấn đề hơn khi mọi người ở nhà. Cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 3/2020 cho thấy. 1/5 phụ huynh đã đánh hoặc tát con ít nhất một lần trong hai tuần. Trong khi đó, 12% người thú nhận đã làm điều đó vài lần. 4 trong số 10 phụ huynh cho biết đã la hét, quát mắng con vài lần trong tuần.

Các phụ huynh phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Lo lắng mắc Covid-19, không đủ khả năng chăm sóc con, Đối phó với khó khăn khi trẻ tham gia lớp học trực tuyến và cố gắng giữ sức khỏe cho gia đình. Đôi khi, sự căng thẳng có thể dẫn đến các phương pháp kỷ luật ngoài ý muốn. Đó có thể là một cái tát nhẹ vào tay trẻ sau cơn giận dữ, một cái đập vào trẻ bằng dép. Đó có thể là lời mắng hoặc la hét với con trong thời điểm thất vọng và căng thẳng. Theo Viện Brookings, vào năm 2012, hơn 70% người Mỹ đồng ý rằng. “Đôi khi, cần phải kỷ luật một đứa trẻ”.
Ảnh hưởng nghiêm trọng khi đánh trẻ
Học viện Nhi khoa Mỹ phản đối việc các phụ huynh đánh con. Tổ chức này khuyến cáo, cha mẹ nên sử dụng các chiến lược kỷ luật hiệu quả. Khen ngợi những hành vi tốt, phớt lờ thói xấu, cũng như trở thành tấm gương cho trẻ. Đánh con có thể là kết quả của sự thất vọng. Đặc biệt là với tất cả những yếu tố gây căng thẳng hiện nay. Tuy nhiên, hành vi này có thể gây ra nhiều hệ lụy hơn cho trẻ. Thay vì đơn giản là những cơn đau.
Ông Michael Merzenich – Tiến sĩ thần kinh học, Giáo sư danh dự tại Đại học California, San Francisco – cho biết. Việc bị đánh có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là đối với chức năng điều hành, kỹ năng nhận thức. Bao gồm trí nhớ, tư duy linh hoạt và tự chủ.
Trong khi đó, bác sĩ tâm thần Dan Siegel – đồng Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức Tư duy thuộc Đại học California tại Los Angeles (UCLA) – chia sẻ. “Bộ não của trẻ nói, hãy chạy trốn khỏi những gì có thể làm chúng tổn thương. Song, não của trẻ cũng nói rằng, chúng phải tiến về phía người chăm sóc mình”.
Nói cách khác, bằng cách đánh con, cha mẹ đang dạy chúng tiếp tục tìm kiếm tình yêu thương từ những người đã làm trẻ tổn thương. Theo chuyên gia này, đó là điều không cha mẹ nào mong muốn.
Để không đánh con
“Điều đơn giản nhất mà một người có thể làm là sẵn sàng đợi khi chúng ta nổi điên. Hãy để điều đó trôi qua. Hãy phát triển thói quen như vậy”, ông Merzenich gợi ý. Bên cạnh đó, việc hiểu điều gì đang kích hoạt phản ứng của bản thân cũng vô cùng quan trọng. Khi tức giận, cha mẹ có thể vô tình phản ứng dựa trên kinh nghiệm thời thơ ấu của chính họ về kỷ luật.
“Ví dụ, khi phụ huynh đánh con, điều đó thường xuất phát từ chấn thương và nỗi sợ hãi của chính họ. Những trải nghiệm đó được kích hoạt khi họ thấy con mình cư xử theo cách có thể khiến chúng gặp nguy hiểm”, Trina Greene Brown – nhà hoạt động và người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Parenting for Liberation, cho biết.

Tìm cách để bình tĩnh lại cũng là một ý kiến tuyệt vời. Tiến sĩ Merzenich gợi ý, phụ huynh có thể tập thiền. Bên cạnh đó, việc ngồi thiền cùng nhau có thể giúp các thành viên trong gia đình gắn kết, giải tỏa căng thẳng. Đồng thời, giúp trẻ nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.
Trong trường hợp căng thẳng, phụ huynh cũng có thể bày tỏ cảm xúc với chồng/vợ. Anita Bhatia – Phó Giám đốc điều hành Tổ chức Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ – cho biết: “Phụ nữ phải yêu cầu bạn đời gánh vác trách nhiệm chăm sóc bình đẳng hơn, với các nhiệm vụ nuôi dạy con. Từ góc độ sức khỏe tâm thần, các bà mẹ đang gặp rất nhiều khó khăn”.
Nếu “lỡ” đánh con
Nếu đã đánh con, các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Các chuyên gia cho rằng, trước tiên, cha mẹ nên thừa nhận những gì đã xảy ra. Nhờ đó, giúp hàn gắn mối quan hệ với con. Tiến sĩ Siegel chia sẻ: “Bất cứ khi nào bạn đánh con, đều có lý do. Vì vậy, hãy bảo đảm thảo luận về những gì đã xảy ra với con và an ủi chúng. Nói với con về cảm giác của chúng. Sau đó, ôm trẻ, kết nối với chúng và khiến con thoải mái”.
Trong khi đó, bà Greene Brown gợi ý, khi nhận ra việc đánh con đã khiến cảm xúc của trẻ tổn thương, phụ huynh hãy nói: “Cha/mẹ xin lỗi. Cha/mẹ không nên làm như vậy. Hãy cùng nhau thảo luận về cách chúng ta nên cư xử trong tương lai”.
Cũng theo bà Greene Brown, bằng cách tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, cha mẹ đã làm gương cho con. Khi đó, trẻ sẽ trở thành người biết tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Việc thừa nhận lỗi sai với trẻ cũng dạy chúng cách giúp người khác có trách nhiệm với bản thân.
Nếu sợ mình làm tổn thương con, cha mẹ cũng có thể tìm đến một nhà trị liệu về quản lý cơn giận. Theo các chuyên gia, việc cha mẹ thừa nhận hành vi không phù hợp có thể là bước đầu tiên để chấm dứt sự im lặng. Trẻ cũng cần được giáo dục rằng, phải biết yêu thương bản thân. Đồng thời, trẻ nên biết rằng, cha mẹ nào cũng mắc sai lầm lớn. Tuy nhiên, bộ não của chúng ta cũng có khả năng thay đổi lớn.
Nhận thức và rèn luyện bản thân mình

Dưới đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh:
– Thiền: Hãy thiền mỗi ngày để giảm đi những căng thẳng, lo lắng trong cơ thể, giúp bạn thư giãn và tinh thần tích cực hơn khi ở bên con.
– Đọc sách: Bạn có thể đọc thêm những cuốn sách hay về nuôi dạy con, những cuốn sách viết về tâm tư tình cảm của trẻ, hay những cuốn sách dạy cách kiềm chế cảm xúc, giúp bạn suy nghĩ thanh thản và tích cực hơn. Một số đầu sách hay bạn có thể tìm đọc: Bố mẹ không nên nói gì với con cái; Áp lực của trẻ; Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương; Em muốn đến Harvard học kinh tế; Tử huyệt cảm xúc; Cảm xúc là kẻ thù số 1 của thành công; Cảm nhận thế nào, đời trao thế đó,…
– Tham gia một số khóa học về làm cha mẹ.