Phổi là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Để một người có thể hô hấp bình thường thì phổi cần phải khỏe mạnh. Do đó, khi bị viêm phổi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp của chúng ta. Viêm phổi hình thành từ nhiều nguyên nhân và thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bạn cần chủ động phòng tránh và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là các vấn đề quan trọng về bệnh viêm phổi mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hãy theo dõi và tìm hiểu để phòng tránh hiệu quả nhé!
Mục Lục
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên. Hai phế nang chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở. Bệnh hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, vi nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thuỳ hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.
Viêm phổi chủ yếu hình thành do đâu?
Yếu tố chính gây bệnh viêm phổi
- Do vi khuẩn.
- Do virus.
- Do nấm.
- Do ký sinh trùng.

Các yếu tố liên quan khác
- Người cao tuổi.
- Trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh.
- Người nghiện rượu, thuốc lá.
- Người mắc bệnh hen phế quản, suy giảm miễn dịch, suy tim, tai biến mạch máu não.
- Thời tiết lạnh.
- Cơ thể suy yếu, còi xương, suy kiệt.
- Chấn thương sọ não, hôn mê.
- Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu.
- Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống.
- Bệnh ở tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan.
- Bị HIV hoặc ung thư.
- Sống trong môi trường ô nhiễm.
Một số biểu hiện cụ thể khi bị viêm phổi
Khi bị viêm phổi người bệnh thường có các triệu chứng sau:
- Sốt, đau đầu, mệt mỏi, toát mồ hôi…
- Ho nhiều, đầu tiên là ho khan về sau ho có đờm đặc, màu gỉ sắt.
- Đau ngực.
- Khó thở tăng dần.
Điều trị viêm phổi như thế nào?
- Nguyên tắc điều trị là sớm, mạnh, đủ liệu trình kháng sinh.
- Điều trị triệu chứng phối hợp vật lý trị liệu.
- Theo dõi diễn tiến bệnh.
- Thời gian điều trị: Thuốc kháng sinh điều trị từ 7 – 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình hoặc có thể kéo dài đến 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
Viêm phổi sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nào?
Viêm phổi cấp tính:
- Áp xe phổi.
- Nhiễm trùng lan từ phổi ra toàn thân.
- Suy hô hấp.
- Tràn dịch màng phổi.
- Tràn mủ màng phổi.
- Tổn thương đa cơ quan.
- Sốc.
Viêm phổi mạn tính:
- Xẹp phổi.
- Xơ phổi.
- Giãn phế quản.

Những lưu ý cần thiết cho người bị viêm phổi
Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị viêm phổi
Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu (cháo, súp…), uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, bổ sung năng lượng và đạm giúp người bệnh nhanh khỏe. Ăn nhiều rau quả tươi, các loại quả giàu Vitamin A, vitamin C, cam, chanh, ổi, súp lơ, kiwi, cà rốt. Các ngũ cốc nguyên chất như yến mạch, gạo nâu, lúa mạch…
Không nên sử dụng rượu bia và thuốc lá. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn chiên xào. Tranh xa các loại nước uống có gas gây đầy hơi. Các thực phẩm chứa nitrat như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội hoặc những thực phẩm chế biến sẵn cũng nên hạn chế sử dụng.
Lưu ý về việc nghỉ ngơi và tập luyện
- Nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp.
- Giai đoạn hồi phục: Động tác ngồi, đứng, đi vòng quanh nhà hoặc lên xuống cầu thang.
- Khi đã hồi phục hoàn toàn: Tăng cường vận động để tăng sức bền (xe đạp, bơi lội…), tăng sức cơ (giữ thăng bằng, nâng tạ…).
Các biện pháp phòng trị bệnh viêm phổi hiệu quả
Trong quá trình điều trị
- Theo dõi tình trạng ho, số lượng màu sắc, tính chất của đàm.
- Theo dõi tình trạng đau ngực.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc (buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa…).
- Người bệnh cần tái khám ngay khi có các dấu hiệu trở lại mệt mỏi, sốt, khó thở, ho nhiều, đau ngực, tính chất đàm thay đổi.

Trong quá trình phòng bệnh
- Thay đổi lối sống
- Không hút thuốc, không dùng chất kích thích.
- Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Tăng cường luyện tập thể dục.
- Nghỉ ngơi thích hợp.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
- Tiêm phòng cúm.
- Cần vệ sinh họng, mũi, miệng hằng ngày.
- Ho, hắt hơi đúng cách.
- Nghỉ ngơi nhiều, ngay cả khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy tim, đái tháo đường.
- Cần khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
- Tuân thủ điều trị.
- Theo dõi phát hiện các biến chứng (áp xe phổi, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi…) để điều trị kịp thời.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần lưu ý về bệnh viêm phổi cho các bạn cùng tham khảo. Viêm phổi thực sự nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, mỗi người nên trang bị kiến thức cơ bản để tự chăm sóc cho mình, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may nhiễm bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chỉ định.