Cá mập là loài vật đã xuất hiện trên Trái Đất từ hàng triệu năm trở về trước. Với vẻ ngoài đáng sợ và hàm răng to lớn nên nhắc đến cá mập là người ta lại cảm thấy khiếp sợ. Tuy nhiên trong khoảng hơn 400 loài cá mập thì chỉ có khoảng chục loài là gây nguy hiểm tới con người mà thôi. Nhưng đối với cá mập thì con người lại là mối đe dọa lớn nhất. Ngoài việc săn bắt hàng loạt thì những tác nhân biến đổi khí hậu do con người gây ra cũng khiến số lượng cá mập bị suy giảm nặng nề. Bất ngờ là vừa qua trong một khảo sát mới của một Hiệp hội Động vật học đã tiết lộ về việc một loài cá mập có nọc độc đã “sống lại” trên sông Thames.
Mục Lục
Phát hiện cá mập có nọc độc
Dù bị tuyên bố là “chết sinh học” từ năm 1957, sông Thames hiện là nơi sinh sống của 3 loài cá mập là tope, smooth-hound và cá mập chó. Các nhà nghiên cứu phát hiện cá ngựa, lươn, hải cẩu; và thậm chí cá mập độc ở sông Thames, con sông nổi tiếng của London. Đây là kết quả từ hệ sinh thái lành mạnh sau thời gian dài phục hồi. Theo khảo sát mới của Hiệp hội Động vật học London (ZSL).
Cuộc khảo sát do Hiệp hội động vật học London đứng đầu tiết lộ những thông tin đối với một số loài động vật hoang dã và sự phục hồi hệ sinh thái.
Năm 1957, con sông được tuyên bố là “chết sinh học”. Nhưng giờ đây, giới nghiên cứu bất ngờ tìm thấy nhiều sinh vật. Như cá mập tope (Galeorhinus galeus), cá mập smooth-hound (Mustelus asterias). Và cá mập chó (Squalus), loài cá thuôn dài 58 cm có gai độc trên vây.
Cá mập có nọc độc là loài cá có kích thước nhỏ, mảnh mai, chiều dài cơ thể khoảng 58cm. Nhưng xung quanh người toàn gai độc. Thông thường, chúng sinh sống ở vùng nước sâu. Gai phía trước hai vây lưng của cá mập tiết ra một loại nọc độc gây đau đớn, sưng tấy cho con người.
Các loài cá trên sông chịu đe dọa bởi biến đổi khí hậu
Cá mập chó sống ở vùng nước sâu. Những chiếc gai ở mặt trước hai vây ngực của chúng tiết ra chất độc gây đau đớn và sưng tấy cho con người. Cá mập tope chuyên ăn cá và loài giáp xác, có thể dài 2 mét và nặng 48 kg. Cá mập smooth-hound dài 1,2 mét và nặng 11 kg, chủ yếu ăn loài giáp xác, động vật có vỏ và động vật thân mềm.
Tuy nhiên, số lượng cá ở khu vực thủy triều của con sông có dấu hiệu sụt giảm nhẹ. Các chuyên gia bảo tồn cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nguyên nhân. Con sông dài 346 km, nơi sinh sống của 115 loài cá và 92 loài chim. Đang đối mặt với mối đe dọa từ ô nhiễm và biến đổi khí hậu, theo ZSL. Con sông cũng cung cấp nước uống, thức ăn và kế sinh nhai cho những cộng đồng ở lân cận.
Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ sông Thames tăng trung bình 0,2 độ C một năm. Mực nước sông cũng tăng dần từ năm 1911 ở vùng thủy triều. Dâng cao thêm trung bình 4,3 mm một năm từ năm 1990.
“Do nhiệt độ nước và mực nước tiếp tục tăng trên mức cơ sở, động vật hoang dã ở cửa sông bị ảnh hưởng. Đặc biệt thông qua những thay đổi về vòng đời và phạm vi sinh sống”, ZSL cho biết.