Viêm da dị ứng là một loại viêm da mạn tính do yếu tố di truyền, cơ chế miễn dịch và các yếu tố môi trường khác. Bệnh thường gây ngứa kèm theo các tổn thương tại vùng da bị viêm nhiễm. Viêm da dị ứng có thể tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên trong một số trường hợp cũng trở nặng do không được xử lý đúng cách. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị hiệu quả khi gặp phải tình trạng này? Hãy cùng theo dõi bài biết về bệnh viêm da dị ứng sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là từ chỉ chung các biểu hiện tổn thương của một dạng dị ứng da. Đây là một bệnh lý da mạn tính, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn. Viêm da dị ứng khiến da trở nên khô, nóng, ngứa và tróc vảy vùng da đầu, trán, mặt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cũng có thể đồng thời mắc kèm theo một bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn.
Bệnh viêm da dị ứng thường có biểu hiện gì?
Dấu hiệu điển hình của viêm da dị ứng là các thương tổn trên da gây ngứa. Nếu càng gãi lại càng ngứa nhiều hơn. Khi gãi mạnh sẽ gây trầy xước và có thể khiến tình trạng bội nhiễm xảy ra. Gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Cụ thể:
- Khi thời tiết thay đổi, người bệnh thường có dấu hiệu bị ngứa nhiều vào ban đêm. Cảm thấy bứt rứt, khó chịu, mất ngủ.
- Khi bệnh mới khởi phát, trên da sẽ hình thành những đám sẩn đỏ, hoặc mụn nước. Có cảm giác ngứa và nóng.
- Khi bệnh trở nên nặng hơn sẽ dẫn đến phù nề, chảy dịch, loét ra, đóng vảy tiết. Trường hợp bị bội nhiễm có thể sẽ tạo mụn mủ, vảy màu vàng.
- Bệnh thường xuất hiện ở những nếp gấp da lớn của lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cẳng chân, các kẽ ngón tay chân, cổ, gáy.
- Khi mắc bệnh, người bệnh còn có thể mắc phải một số bệnh lý khác. Như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen, cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt nhẹ.
- Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của viêm da dị ứng thường xuất hiện sớm, khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi. Phụ huynh cần hết sức lưu ý, cần đi khám, chữa kịp thời. Vì lúc này sức đề kháng của bệnh nhân còn yếu.
Viêm da dị ứng chủ yếu do đâu gây ra?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng đó là:
- Các dị nguyên từ môi trường bên ngoài: Bao gồm dị ứng hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, quần áo, khói bụi, phấn hoa hoặc do thay đổi thời tiết…
- Do yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, nếu cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% con sinh ra cũng sẽ di truyền.
- Cơ sở miễn dịch: Viêm da dị ứng liên quan đến các tế bào Langerhans (được phân bổ dưới da) có vai trò tăng khả năng miễn dịch. Khi các tế bào này bị rối loạn sẽ làm gia tăng các phản ứng miễn dịch với các dị nguyên dẫn đến sự bùng phát bệnh.
Một số cách giúp giảm tình trạng viêm da dị ứng
Khi bạn gặp phải viêm da dị ứng, điều đặc biệt cần lưu ý là bạn nên hạn chế gãi. Vì việc đó có thể gây kích ứng thêm và khiến các triệu chứng dị ứng da của bạn nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thuốc mỡ và kem corticosteroid có thể giúp giảm đau khi bị dị ứng. Đặc biệt là thuốc kháng sinh histamine cũng có thể hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng này.
Phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng tái phát như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm da dị ứng triệt để. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng bệnh tái phát cho những người có cơ địa dễ dị ứng. Lưu ý, mỗi cá nhân sẽ có những yếu tố gây dị ứng khác nhau. Vì thế không khuyên người bệnh tránh xa tất cả các yếu tố. Chỉ nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khiến cho bản thân mình bị bùng phát bệnh.
Như vậy, bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó tùy vào cơ địa mỗi người để có cách xử lý phù hợp. Nếu biết được làn da của mình nhạy cảm, dễ kích ứng với sản phẩm nào, bạn nên hạn chế tiếp xúc hoặc sử dụng để giảm thiểu nguy cơ bị viêm da dị ứng nhé!