Viêm dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bởi vì nó có thể chuyển biến thành viêm dạ dày cấp hoặc năng hơn nếu kéo dài. Do đó, người bệnh cần phải hiểu biết và có các biện pháp phòng ngừa hợp lý khi mắc bệnh. Dưới đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm dạ dày cấp mà chúng tôi đã tổng hợp được. Nếu bạn đang có các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh này cần cảnh giác và điều trị ngay nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới. Ước tính có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh này mỗi năm. Trong viêm dạ dày có thể có nhiễm hoặc không nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Loại vi khuẩn gây ra phần lớn các trường hợp loét của dạ dày.
Trong một số trường hợp, viêm dạ dày cấp có thể đưa đến loét dạ dày và viêm dạ dày mạn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy vậy trong đa số các trường hợp, viêm dạ dày thường không nghiêm trọng và sớm được cải thiện với các phác đồ điều trị.

Viêm dạ dày cấp điển hình với sung huyết và phù lan rộng của lớp niêm mạc. Tổn thương viêm có thể chỉ khu trú ở một vùng (ví dụ viêm hang vị) hoặc lan tỏa khắp dạ dày (viêm dạ dày toàn bộ). Viêm dạ dày cấp tại một số vùng của niêm mạc dạ dày với các ổ loét trợt. Ví dụ, các loét trợt nông của biểu mô dạ dày phía trên lớp cơ – niêm, các loét trợt chảy máu hay còn gọi là “bệnh dạ dày loét trợt cấp tính”. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp có thể do rượu, một số loại thuốc giảm đau. Hoặc urê trong máu cao, trào ngược mật, tăng áp lực nhu động ruột, xạ trị, hóa trị…
Biểu hiện thường gặp khi bị viêm dạ dày cấp
Đau bụng vùng thượng vị
Đau bụng dữ dội vùng thượng vị là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm dạ dày cấp, kèm theo nóng rát, cồn cào. Đau thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn. Do khi niêm mạc dạ dày đang bị viêm sung huyết, thức ăn vào sẽ tác động đến niêm mạc gây đau dữ dội.
Một số người bệnh bị đau dạ dày cấp vùng thượng vị sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng hoặc ăn khi đang đói. Có khi cơn đau hành hạ lúc nửa đêm, gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi. Một số trường hợp bệnh nhân không đau dữ dội mà bị đau âm ỉ, cảm giác rát bỏng, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lan ra sau lưng…
Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhiều
Người bệnh có thể buồn nôn và nôn nhiều, nôn ngay sau khi ăn xong, nôn hết thức ăn. Nếu đã nôn hết thức ăn, cơn đau bụng sẽ giảm. Nhưng một lúc sau cơn đau lại xuất hiện trở lại. Nếu nôn quá nhiều mà không can thiệp sẽ làm cho người bệnh mất nước và chất điện giải, hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi và gây sút. Ngoài ra, nôn có thể kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, đi lỏng, sinh hơi nhiều (trung tiện nhiều) và chán ăn.

Xuất huyết đường tiêu hóa (hay xuất huyết dạ dày)
Xuất huyết dạ dày là tình trạng rất dễ xảy ra khi bệnh đau dạ dày cấp không được xử lý kịp thời. Đồng thời có những biểu hiện như người bệnh nôn ra máu tươi, đau bụng dữ dội… Những dấu hiệu này là tiếng chuông cảnh báo tình trạng sức khỏe tiêu hóa của người bệnh đang bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày cấp
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
- Bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn. Tăng cường thêm rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu hóa và trái cây là điều vô cùng cần thiết. Khi ăn, nên nhai thật kỹ, ăn chậm và cần đảm bảo ăn đúng và đủ tối thiểu 3 bữa mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn nhanh. Các thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ cay nóng… Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia hay thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya và dậy quá muộn. Luôn cố gắng điều hòa giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Rèn luyện thể dục thể thao, giúp nâng cao sức khỏe của bản thân.
Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định
Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày cấp, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau… Vì chúng có chứa các thành phần gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Đặc biệt, không được tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị.

Ức chế vi khuẩn HP dạ dày
Đối với những người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cần chú ý hơn trong sinh hoạt thường ngày. Đi cùng với đó là tích cực tham gia điều trị theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn, ức chế sự phát triển của bệnh. Hạn chế những di chứng mà bệnh có thể gây ra như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…
Viêm dạ dày cấp khi kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng viêm dạ dày cấp, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.